Mỗi mùa mưa về, người trồng na lại thấp thỏm lo âu. Không chỉ lo nước ngập, úng rễ, mà còn lo... "kẻ địch thầm lặng" đang rình rập từng chùm quả xanh. Rệp sáp, thán thư, ruồi đục quả và mấn bồ hóng – bốn “hung thần” đang khiến không ít nhà vườn mất trắng vụ mùa nếu không phòng ngừa đúng cách.
Vậy làm sao để nhận biết và xử lý chúng hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện rõ từng loại sâu bệnh, tác hại và cách phòng trị thiết thực nhất.
1 Rệp Sáp - Ký Sinh Nhỏ Mà Gây Họa Lớn
Rệp sáp trên trái na gây hại nghiêm trọng, làm cho quả non bị rụng, khô hoặc bị chai, không phát triển được. Quả chín có chất lượng kém, nhạt màu, có mùi hôi và mất vị ngọt.
Biểu Hiện
- Rệp thường tập trung ở cuống quả, dưới lá hoặc kẽ nách cành.
- Trông giống những đốm bông trắng li ti, phủ lớp sáp như sợi bông.
- Hút nhựa cây, làm lá vàng, quả non rụng sớm.
- Hút chất dinh dưỡng khiến cây suy yếu, quả nhỏ, biến dạng
- Rệp sáp tấn công tiết ra chất dịch ngọt thu hút nấm bồ hóng tấn công làm đen trái làm giảm chất lượng thương phẩm của trái, làm giảm khả năng quang hợp khi nấm đeo bám trên lá.
- Cây sinh trưởng và phát triển kém, cằn cỗi.
Biện pháp phòng ngừa
- Tỉa cành, tạo độ thông thoáng cho tán cây.
- Dùng dầu khoáng hoặc thuốc trừ rệp sinh học (chẳng hạn như Abamectin, dầu neem) vào đầu mùa mưa.
- Phun phòng ngay khi thấy dấu hiệu xuất hiện, đặc biệt ở cuống quả.
2 Nấm Bồ Hóng - Nấm Đen Bám Quả, Làm Giảm Giá Trị Thương Phẩm
Nấm bồ hóng trên quả na là một loại bệnh nấm phát triển trên quả na, đặc biệt là khi có côn trùng như rệp sáp tiết dịch ngọt. Nấm bồ hóng xuất hiện dưới dạng lớp bột màu đen hoặc mảng sần sùi trên vỏ quả, gây giảm giá trị thẩm mỹ và thương phẩm của quả
Biểu Hiện
- Lớp bột màu đen :bề mặt, lá và cành quả na bị phủ lớp bột màu đen, thường thấy trên những quả bị rệp sáp tấn công
- Dễ lau nhưng nếu không trị tận gốc sẽ tái phát liên tục.
- Hay đi kèm với sự xuất hiện của rệp sáp và rệp muội.
- Mảng sần sùi: Trong trường hợp bị nhiễm nặng, vỏ quả na sẽ bị sần sùi và mất đi vẻ đẹp vốn có.
- Giảm giá trị thương phẩm: Quả na bị nấm bồ hóng sẽ mất đi giá trị thương phẩm vì vẻ ngoài bị ảnh hưởng, không còn hấp dẫn người tiêu dùng
- Tiêu diệt côn trùng: Sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt côn trùng gây hại như rệp sáp, rầy mềm.
- Tạo vườn thông thoáng: Cắt tỉa cành cây, tạo không gian thoáng đãng để ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào vườn.
- Phun thuốc trừ nấm: Sử dụng các loại thuốc gốc đồng, hoặc thuốc trừ nấm có hiệu quả phòng trừ nấm bồ hóng.
- Bón phân và vôi: Bón vôi và thuốc gốc đồng vào gốc cây để hạn chế bệnh.
- Vệ sinh vườn: Cắt bỏ, tiêu hủy cành cây bị bệnh để tránh lây lan.
3 Thán Thư - Kẻ Âm Thầm Đục Quả Từ Bên Trong
Thán thư trên quả na là một loại bệnh do nấm gây ra, gây hại cho cây na bằng cách làm xuất hiện các vết đen, thối trên quả, lá và cành, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất. Bệnh này thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều, đặc biệt là khi cây na ra nhiều đọt và là non.
Biểu hiện
- Trên lá khi vết bệnh xuất hiện ban đầu là những đốm đen nhỏ. Sau đó lớn dần có tâm màu nâu nhạt. Bao quanh vết bệnh là viền màu nâu đen, ngoài cùng là quầng màu xanh vàng nhạt. Khi bệnh tiến triển mạnh trên lá cây xuất hiện những vết bệnh liên kết thành mảng lớn, màu nâu không có hình dạng.
- Ở thân và cành vết bệnh là những đốm vàng nâu. Sau đó vết bệnh chuyển dần sau màu nâu tối, bao bọc quanh thân khi chuyển biến nặng.
- Bệnh còn xuất hiện ở cả hoa và quả, vết bệnh có đốm đen nhỏ, không đồng đều và không có hình dạng nhất định.
- Bệnh tấn công vào lá làm cho lá bị héo, khô và rụng dần, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.
- Nấm bệnh gây hại khiến hoa bị khô và không đậu quả. Quả bị đen và rụng sớm làm giảm tính thẩm mĩ của quả.
- Cây bị nhiễm bệnh còi cọc, sinh trưởng kém, không phát triển. Cây cho quả ít, giảm năng suất và chất lượng khi thu hoạch, không tiêu thụ được nông sản.
- Bệnh không có những biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến mất mùa vụ của nhà vườn nghiêm trọng.
Biện Pháp Phòng Ngừa
- Vệ sinh cho vườn thông thoáng, sạch sẽ.
- Chăm sóc, tưới cây và bón phân phân đúng liều lượng để cây phát triển mạnh và hạn chế sâu bệnh tấn công.
- Cắt tỉa và tiêu hủy những bộ phận trên cây khi bị nhiễm bệnh.
4 Ruồi Đục Quả- Kẻ Phá Hoại Từ Bên Trong Ruột Quả
Ruồi đục quả trên cây na gây hại rất lớn, đặc biệt là ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae. Ruồi đẻ trứng trên quả, trứng nở thành dòi (ấu trùng) ăn thịt quả, làm quả mềm, ứ nước, thối và rụng sớm
Biểu hiện
- Quả có vết chích nhỏ như kim châm, sau đó sậm màu.
-
Quả thường bị thối bên trong, có dòi bên trong nếu bổ ra.
-
Rụng hàng loạt, quả chín ép, mất giá trị thương phẩm.
- Gây hại nhiều trong quá trình hình thành quả, khiến quả hư, thối và rụng. Ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và không tiêu thụ được.
- Do ruồi sinh sản nhanh, gây hại mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của nhà vườn. Có thể ảnh hưởng đến 80% năng suất của vườn khi không phát hiện sâu hại kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa
- Dọn sạch quả rụng dưới gốc, diệt nơi trú ngụ của ruồi.
- Treo bẫy pheromone hoặc bẫy protein sinh học để thu hút và diệt ruồi trưởng thành.
- Bao quả bằng túi lưới mỏng ngay khi quả bằng đầu ngón tay cái để ngăn ruồi đẻ trứng.
Thảo luận
👉 Bà con có mẹo dân gian nào hay để trị mấn bồ hóng mà không cần dùng nhiều thuốc không?
👉 Bà con thường xử lý rệp sáp hay ruồi đục quả theo cách nào hiệu quả nhất?
👉 Ở vườn mình, loại sâu nào gây hại mạnh nhất cho quả na trong mùa mưa này?
#chuyennongdan #sauhaimuamua #tanphavuonna #repsap #nongnghiep