Theo dõi chúng tôi liên hệ Truy cập trang Facebook

Báo Động Sâu Hại Trên Cây Bắp: Tấn Công Từ Gốc Đến Trái – Bà Con Cần Biết!

Nông nghiệp mới

Cây bắp (ngô) là một trong những cây trồng chủ lực của nông dân Việt Nam, đang phải đối mặt với hàng loạt sâu hại nguy hiểm từ lúc mới gieo trồng cho đến khi thu hoạch. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, sâu bệnh có thể gây thất thu nghiêm trọng, đặc biệt trong mùa mưa.
Dưới đây là những loại sâu hại phổ biến nhất trên cây bắp, được chia thành hai nhóm: sâu hại giai đoạn cây con và sâu hại lá, thân, trái. Mỗi loài đều có đặc điểm riêng và cần biện pháp kiểm soát phù hợp.

A Sâu Hại Cây Con 

1 Kiến Lửa


Đặc điểm: Kiến lửa đa thực, thường làm ổ sống ở trong đất, tấn công vào ban đêm 
Tác hại: Chúng tấn công hạt gieo ngoài đồng làm giảm tỉ lệ cây nẩy mầm, hoặc cây con phát triển không được, gây chết cây con.
Phòng trịKhử hạt với thuốc trừ sâu hoặc rải thuốc trừ sâu dạng hạt vào lúc gieo hạt để trị chung với dế và các côn trùng khác hại cây con.

2 Các loài dế( dế than, dế chó, dế cơm)


Đặc điểm: Cả ấu trùng và thành trùng củ các loài dế đều gây hại rễ và phần thân gốc của các cây bắp non, nhất là những vùng đất mới khai hoang hay trong những ruộng có nhiều bụi rậm.
Tác hại: Cây con héo rũ, chết non, nhất là trên đất mới khai hoang.
Phòng Trị:
  • Dọn sạch đất trước khi trồng để tránh thành nơi trú ẩn của chúng.
  • Sử dụng thuốc trừ sâu khi thật sự cần thiết, đặc biệt là thuốc hạt lưu dẫn để rãi vào trong đất khi gieo hạt hay cây con còn nhỏ khoảng 1 -2 tuần sau khi gieo.
Hiện nay người ta còn nuôi dế để làm thức ăn ở các thành thị. Tuy nhiên, dế cơm chưa nuôi được vì chúng đào hang để sống trong hang, nên chỉ làm bẫy bắt vào ban đêm.

3 Dòi đục thân 


Đặc điểm: Dòi thường làm nhộng trong đất nhưng đôi khi ngay trong đọt cây
Cây bị hại thường phát triển chậm, vàng và mô cây tại nơi ruồi gây hại bị thúi, gây ra chết đọt như triệu chứng của sâu đục thân lúa nếu bị tấn công nặng từ 3-5 ấu trùng trở lên. 
Ký chủ: Lúa, bắp, lúa miến, cỏ Panicum repens, Cynodon dactylon.
Phòng trị: 
  • Khi mật số và triệu chứng gây hại đến mức báo động thật sự, 
  • Rải thuốc hột vào đọt hay gốc khi cây còn non để trừ dòi.
  • Phun thuốc nước lên lá để diệt thành ấu trùng, trứng và dòi mới nở.

4 Bù lạch (Bọ trĩ)

Đặc điểm:
  • Thành trùng đẻ trứng thành từng cái trong mô của mặt trên lá non.
  • Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa lá non gây ra những đốm mất màu xanh trên lá. 
  • Nếu mật độ số cao, bù lạch có thể làm cây con chậm tăng trưởng.
Phòng trị: 
  • Sử dụn thuốc hóa học khi mật độ số cao, nhưng phải cẩn thận khi sử dụng thuốc hóa hộc để quần thể thiên địch của bù lạch có điều kiện phát triển.
  • Hạn chế lạm dụng thuốc để bảo tồn thiên địch tự nhiên

B Côn Trùng Gây Hại Lá, Thân và Trái

1 Vạc Sành 


Đặc điểm: Cả ấu trùng và thanh trùng đều cắn lá bắp lủng thành lỗ hay vệt dài, đôi khi ăn nhiều chỉ còn lại gân lá.
Phòng trị:
  • Khi thật sự cần thiết, áp dụng thuốc trừ sâu khi quần thể vạc sành ở tuổi nhỏ và mật số chưa cao. 
  • Nên kết hợp để trị với các loài sâu khác vì mức độ gây hại của chúng thường không cao

2 Rầy Mềm (rệp sáp)

Ở Việt Nam rầy mềm xuất hiện ở hầu hết các nơi trồng bắp. Ngoài bắp, rầy còn tấn công trên cây lúa, lúa miến, mía và một số loài cỏ làm thức ăn gia súc.
Đặc điểm: 
  • Thành trùng rất nhỏ, thân mập hơi tròn, có hai dạng cánh, dạng không cánh có màu vàng xanh lục hơi xám 
  • Dạng có cánh với thân màu xanh lục, đầu, ngực và ống bụng màu đậm 
  • gây hại
  • Rầy thường sống thành quần thể trên các bộ phận non như bẹ, lá non, bao cờ, có chỗ lẻ tẻ từ 5-7 con 
  • Rầy thích nhất bắp ở giai đoạn trổ cờ vì có nhiều chất dinh dưỡng
  • Cây còn non bị rầy tấn công sẽ bị còi cọc, phát triển kém và đôi khi không cho trái. Nếu cho trái thì trái sẽ nhỏ kém chất lượng 
Phòng trị:
  • Theo dõi kỹ giai đoạn trổ cờ - lúc rầy phát triển mạnh nhất.
  • Phun thuốc khi mật số cao, ưu tiên thuốc ít độc hại với thiên địch.

3 Sâu đục thân

Kí chủ: Ở nước ta sâu hại chủ yếu trên cây bắp; ngoài ra, sâu còn xuất hiện trên các loại cây như đay, cà, lúa miến và một số loài cỏ thuốc họ hòa bản dùng làm thức ăn cho gia súc.
Đặc điểm:
  • Bướm thường hoạt động vào ban  đêm 
  • Trứng có hình bầu dục dẹp, khi mới đẻ màu trắng sữa, mặt trên trơn bóng.Vài ngày sau trứng có một chấm đen trông rõ dần lên. Thời gian ủ trứng từ 4-7 ngày.
Tập quán sinh sống: Bướm rất thích ánh sáng đèn và hoạt động nhiều từ lúc chiều tối đến sáng. Ban ngày bướm thường trốn trong đọt cây bắp hay các bờ cỏ dại
Tác hại:
  • Tùy vào giai đoạn tăng trưởng của cây bắp mà sâu có cách gây hại khác nhau.
  • Nếu bắp còn non, chưa có lóng, sâu chui vào loa kèn, ăn các lá còn cuốn lại
  • Nếu bắp đã có lóng thì bắt đầu từ tuổi 2-3 sâu chui vào nách lá và ăn mặt trong bẹ lá, sau đó đục vào thân, ngay phía trên mắt, và ăn dần lên. Sâu không thể đục qua mắt được nên phải chui ra ngoài mỗi khi muốn sang lóng khác
  • Trên một cây bắp có rất nhiều sâu sinh sống. Sâu gây hại nhiều nhất là ở tuổi 3-4 và đầu tuổi 5
  • Ngoài thân cây bắp, sâu còn tấn công trên cờ bắp, lúc còn ở bên trong thân hay đã trổ, ăn hoa đực, nhất là hạt phấn còn non
  • Sâu còn tấn công vào trái nhưng chỉ ăn vỏ hoặc lõi trái bắp
  • Thiệt hại do sâu đục thân gây ra nặng nhất là ở giai đoạn bắp đã trỗ cờ làm gãy cây hay gãy cờ, có khi đến 50%
  • Khi sống trên cờ bắp ấu trùng phát triển nhanh hơn, thân to hơn và bướm đẻ nhiều trứng hơn.

Phòng trị:

  • Thu hoạch trái xong nên cắt thân cây sát gốc,  chôn vùi hay cho gia súc ăn, dọn sạch ruộng bắp vì sâu và nhộng vẫn còn tồn tại trong thân cây bắp trong thời gian dài sau khi thu hoạch
  • Nếu trồng bắp trong mùa mưa thì phải trồng sớm đồng loạt, nếu trồng trong vụ Đông - Xuân nên xuống giống trễ hơn
  • Sau vụ bắp nên luân canh với các loại cây không phải là ký chủ của loài sâu này để cắt đứt nguồn thức ăn của sâu
  • Nếu cần, dùng thuốc hột rải vào loa kèn hay nách lá xong tưới nước
  • Áp dụng thuốc nước ngay lúc bướm đang đẻ trứng hay sâu tuổi nhỏ đang còn ở trong nách lá hay trong loa kèn của cây bắp còn non 

4 Sâu Đục Trái

Phân bố: 
  • Loài sâu này có diện phân bố rất rộng vì phạm vi cây chủ rất nhiều, có thể đến 200 loại cây.
  • hủ yếu là bắp, cà chua, đậu nành, các loại đậu xanh, trắng, đậu đũa. bông vải, thuốc lá, bí, cà dài, cây thức ăn gia súc, sorgho, bông vạn thọ...
Đặc điểm:
  • Bướm có chiều dài thân từ 15-20mm, sải cánh rộng 30-40mm, thân bướm màu vàng hồng lẫn xanh nhạt.
  • Trứng màu trắng ngà, hình bán cầu, đường kính khoảng 0,5mm, có từ 20-30 gân dọc nổi lên chạy từ đỉnh đến đáy của trứng. Thời gian ủ trứng từ 3-7 ngày.
Tập quán sinh sống:
  • Bướm thường vũ hóa vào ban đêm, mọi hoạt động như giao phối, bắt cặp và đẻ trứng đều xảy ra vào ban đêm
  • Ban ngày bướm hay ẩn trong các bụi cỏ, lá cây, không hoạt động. 
  • Trên mỗi loại cây sâu thường có cách gây hại khác nhau:
  • Cây bắp: Bướm đẻ trứng trên râu trái bắp mới vừa phun râu
  • Ấu trùng sau khi nở ra ăn trụi râu bắp và từ đó chui vào trái bắp ăn hết hạt bắp còn non, đặc biệt là sâu chỉ ăn hạt, đôi khi tấn công cả vỏ và cùi bắp nhưng rất hiếm 
Phòng trị:
  • Xen canh bắp với các loại đậu là một tổ hợp có kinh tế cao và phổ biến ở ĐBSCL
  • Khi xen canh thì nên chú ý đến sự gia tăng mật số của loài dâu này vì chúng cũng tấn công mạnh các loại đậu và được gọi là sâu xanh
  • Những giống bắp có bao trái dài và chặt ít bị sâu gây hại hơn những giống có bao trái ngắn và không chặt
  • Khi cần, sử dụng thuốc hóa học khi thấy sâu xuất hiện trên râu trái bắp. Có thể dùng thuốc vi sinh chế biến từ nuôi cấy virus NPV để phun xịt.
Thảo Luận
- Mấy năm gần đây, bác có gặp tình trạng kiến lửa hay dế cắn phá cây bắp non không ạ? Bác xử lý sao cho hiệu quả?
- Bác thường dùng cách gì để phòng ngừa sâu từ sớm, nhất là trong mùa mưa?
#chuyennongdan #kienluahaibap #doiducthan #saubenhmuavu #sauductrai


Đăng nhận xét

Cookie Consent
We serve cookies on this site to analyze traffic, remember your preferences, and optimize your experience.
Oops!
It seems there is something wrong with your internet connection. Please connect to the internet and start browsing again.
AdBlock Detected!
We have detected that you are using adblocking plugin in your browser.
The revenue we earn by the advertisements is used to manage this website, we request you to whitelist our website in your adblocking plugin.
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.